HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÀ GÌ?

Hộ kinh doanh (HKD) cá thể do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Từ ngày 04/01/2021, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều hộ kinh doanh có thể thuê thêm lao động, mở rộng quy mô sản xuất sản kinh doanh mà không cần lo lắng phải chuyển đổi thành doanh nghiệp do sử dụng trên 10 lao động.

TỔNG CHI PHÍ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Tổng chi phí đăng ký giấy phép HKD cá thể tại Tân Kế Toán chỉ từ 2.500.000đ, đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ tại Tân Kế Toán, cam kết không phát sinh. 

THỜI GIAN HOÀN THÀNH THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Với kinh nghiệm đăng ký HKD cá thể cho hàng ngàn khách hàng trên cả nước, Tân Kế Toán cam kết hoàn thành thủ tục và bàn giao GPKD tận nơi cho khách hàng trong vòng 5 – 7 ngày làm việc. Trong đó:

  • 1 ngày để tư vấn, soạn hồ sơ, trình khách hàng ký và nộp lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • 3 – 5 ngày để Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ và cấp GPKD.
  • 1 ngày để Tân Kế Toán bàn giao GPKD tận nhà cho khách hàng.

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP

Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Tân Kế Toán, khách hàng chỉ cần cung cấp 3 thông tin sau:

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký HKD.
  • Thông tin hộ kinh doanh: tên HKD, ngành nghề kinh doanh, vốn, địa chỉ trụ sở..
  • Thông tin địa chỉ trụ sở: Sổ đỏ photo (không cần công chứng), CCCD chủ hộ, hợp đồng thuê nếu có.

HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký HKD thì cần thêm các giấy tờ sau:

  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Bước 2. Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Cách 1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại  Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Cách 2. Nộp online qua trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
  • Tuy nhiên, lựa chọn phương thức nào để nộp hồ sơ sẽ tùy thuộc vào từng Quận, Huyện nơi Hộ kinh doanh mở, tiếp nhận hồ sơ theo hình thức nào.

Bước 3. Kết quả

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Khi đó, hộ kinh doanh tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.
  • ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Về đối tượng đăng ký hộ kinh doanh:

  • Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể phải là cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình, là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Mỗi người chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi toàn quốc.
  • Không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Về địa điểm đăng ký hộ kinh doanh:

  • Mỗi địa điểm chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh, nếu trước đó đã đăng ký hộ kinh doanh khác thì phải giải thể hộ kinh doanh đó thì mới được đăng ký hộ kinh doanh mới tại địa chỉ này.
  • Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Về sử dụng lao động: 

Từ ngày 04/01/2021, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực đã chính thức bãi bỏ quy định “ hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động”. Vì thế, hộ kinh doanh có thể tự do thuê lao động làm việc mà không bị giới hạn số lượng, tuy nhiên cần đảm bảo tuân thủ các quy định theo luật Lao động và luật Bảo hiểm xã hội.

Về tên của hộ kinh doanh:

  • Phải bao gồm 2 thành tố: Tên hộ kinh doanh + tên riêng của hộ kinh doanh.
  • Không sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  • Không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
  • Về ngành nghề kinh doanh:

Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Trên đây là những thông tin chi tiết về dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể của Tân Kế Toán, khách hàng quan tâm đến dịch vụ có thể liên hệ hotline 0949.369.569 để được hỗ trợ.